Luôn uể oải, thiếu năng lượng vào mỗi buổi sáng dù đã ngủ đủ giấc vào tối hôm trước, đó chính là tình trạng vẫn thường xảy đến với bạn.
Có bao giờ bạn tự thắc mắc rằng, điều gì đã khiến bạn luôn cảm thấy buồn ngủ vào buổi sáng. Nếu bạn đang tìm hiểu về vấn đề này, thì hãy xem những nguyên nhân chúng tôi nêu ra dưới đây và một vài mẹo hay giúp bạn thoát khỏi cơn buồn ngủ vào buổi sáng nhanh chóng.
Mục lục
Lý giải những nguyên nhân gây buồn ngủ nhiều vào buổi sáng
1/ Thói quen ngủ thiếu khoa học
Để có một giấc ngủ chất lượng đúng ý nghĩa của nó, thì không phải cứ ngủ đủ 7- 9 tiếng mỗi đêm là đủ. Khi bạn sở hữu nhiều “thói quen xấu” với giấc ngủ của mình, thì chắc chắn bạn sẽ có một kết quả tệ hại vào buổi sáng hôm sau.
Vậy hãy thử hỏi bản thân xem, liệu bạn có đang phạm phải một trong những điều sau đây không nhé.
- Bạn ngủ đủ 7-9 tiếng, nhưng lại ngủ quá khuya hoặc dậy rất muộn?
- Bạn ngủ trong khi vẫn bật ti vi và nhiều thiết bị ánh sáng khác?
- Bạn có đang cố gắng ngủ với nhiều tiếng ồn suốt cả đêm (tiếng ồn xây dựng, còi xe,…)?
- Gối ngủ của bạn quá cao hay quá thấp?
- Nhiệt độ trong phòng có đủ thoải mái hay không?
- Bạn có sử dụng rượu trước lúc đi ngủ hay không?
- Bạn có ăn quá nhiều vào tối hôm trước?…
Bất kì một trong những lí do nêu trên đều có thể ảnh hưởng chất lượng giấc ngủ ban đêm và cảm giác của mỗi chúng ta vào buổi sáng. Vì thế, nếu muốn giữ tỉnh táo để có ngày làm việc hiệu quả thì hãy chú tâm hơn và thay đổi các thói quen ngủ một cách khoa học.
2/ Những bệnh lí liên quan tới giấc ngủ
Buồn ngủ quá mức đôi khi nó có thể là dấu hiệu cảnh báo về những căn bệnh liên quan tới giấc ngủ. Nếu bạn luôn chuẩn bị cho một giấc ngủ khoa học, nếu bạn không trầm cảm, thì hãy thử kiểm tra xem liệu rằng bản thân có nguy cơ mắc phải những bệnh lí liên quan tới giấc ngủ sau đây hay không.
Chứng ngưng thở khi ngủ
Người bị ngưng thở khi ngủ có nghĩa là quá trình lưu thông khí trong đường thở của họ thường xuyên tắc nghẽn khi ngủ. Sự tắc nghẽn này có thể kéo dài tới 10s thậm chí là hơn nữa.
Giấc ngủ ban đêm bị gián đoạn liên tục bởi sự ngưng thở khiến cho người bệnh luôn cảm thấy buồn ngủ nhiều vào buổi sáng, đau đầu, dễ giảm độ tập trung và trí nhớ.
Người mắc chứng ngưng thở khi ngủ thường hay ngáy to và đi tiểu nhiều lần trong đêm. Họ cần thiết phải sử dụng thiết bị hỗ trợ thở để giúp quá trình lưu thông đường khí tốt hơn.
Chứng ngủ rũ
Chứng ngủ rũ có 3 triệu chứng điển hình sau đây:
- Ngủ nhiều vào ban ngày, buồn ngủ liên tục, có thể ngủ ngay lập tức khi đang hội họp, lái xe hay làm bất kể việc gì.
- Mất trương lực cơ đột ngột: tình trạng này có thể khiến bạn bị nói lắp, cơ bắp suy yếu
- Hay gặp ảo giác, ác mộng, bị bóng đè
Đọc chi tiết về chứng ngủ rũ trong bài sau: Chứng ngủ rũ – nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Hội chứng bồn chồn tay chân
Hội chứng bồn chồn tay chân hay còn gọi là hội chứng chân không yên (tiếng anh Restless legs syndrome – RLS). Nguyên nhân chính xác của bệnh lí này vẫn chưa được tìm hiểu rõ. Tuy nhiên người ta cho rằng, nó có liên quan tới yếu tố di truyền, sự sự thay đổi về nội tiết.
Người bị bệnh này cảm thấy rất khó chịu nếu đôi chân ở yên một chỗ trong thời gian dài, cảm giác khó chịu thôi thúc họ muốn lay chuyển chân tay. Các triệu chứng hay xảy ra trong lúc ngủ hay ngồi yên vị tại chỗ lâu như đi xem phim, lái xe…
Điều đó khiến cho người bệnh rất khó khăn để ngủ, họ mất ngủ liên tục và ngủ gà ngủ gật vào ban ngày, nhất là buổi sáng. Nhưng hội chứng tay chân không yên có thể làm cho họ không muốn chợp mắt vào ban ngày.
Hội chứng Kleine-Levin
Đây là hội chứng rất hiếm gặp và cũng là một trong những nguyên nhân gây buồn ngủ vào buổi sáng.
Triệu chứng phổ biến của bệnh là cảm giác buồn ngủ cực độ, luôn muốn ngủ mọi lúc, mọi nơi, rất khó để thức dậy vào buổi sáng. Ngoài ra, những người bị bệnh này còn hay cáu gắt, thèm ăn và quan hệ tình dục quá mức. Đa số những trường hợp bị bệnh là nam giới trẻ tuổi.
Hội chứng Kleine-Levin được điều trị chủ yếu bằng thuốc kết hợp với thay đổi lối sống lành mạnh để cải thiện.
Rối loạn nhịp sinh học
Nhịp sinh học là đồng hồ tự nhiên của cơ thể giúp điều phối các hoạt động của bạn theo thời gian của ánh sáng và bóng tối, trong môi trường của bạn. Theo lẽ tự nhiên, não bộ sẽ chúng ta sẽ tiết ra nhiều melatonin vào buổi tối kích thích cơn buồn ngủ và hạn chế tiết ra vào buổi sáng giúp cơ thể tỉnh táo. Nếu chu kì giấc ngủ rối loạn, melatonin cũng sẽ tiết ra một cách bất thường và vì đó bạn có thể thấy mình buồn ngủ vào những thời điểm không thích hợp chẳng hạn như buổi sáng, ngược lại rất khó ngủ vào ban đêm.
May mắn thay, có những phương pháp như liệu pháp ánh sáng và sử dụng melatonin giúp bạn điều trị tình trạng này.
3/ Các nguyên nhân khác gây buồn ngủ vào ban ngày
Chứng buồn ngủ vào ban ngày cũng có thể do các bệnh lí khác trong cơ thể gây ra, như là:
- Bệnh thiếu máu
- Huyết áp cao
- Hen suyễn
- Suy tim sung huyết
- Thiểu năng tuần hoàn não
- Viêm khớp dạng thấp
- Suy tuyến giáp
- Tiểu đường
- Trầm cảm
Cảm giác buồn ngủ vào buổi sáng có thể là triệu chứng của một trong những bệnh lí kể trên, nhưng đôi khi vấn đề xảy ra có thể là do tác dụng phụ khi sử dụng các loại thuốc để điều trị những căn bệnh này, chẳng hạn như là:
- Thuốc ức chế chẹn beta adrenergic hay thuốc ức chế men chuyển(pedix) để hạ huyết áp;
- Thuốc giãn cơ ( sirdalud, decontractyl…) dùng trong những bệnh viêm khớp hay bị co cứng do thần kinh;
- ….
Cơn buồn ngủ xuất hiện vào mỗi buổi sáng có thể đến từ những vấn đề sức khỏe tiềm ẩn của bạn hoặc thói quen sinh hoạt hằng ngày. Để điều trị có hiệu quả, bạn cần tìm ra chính xác nguyên nhân dẫn đến tình trạng đó là gì.
Vì thế, việc thăm khám sức khỏe tổng quát định kì là điều rất cần thiết để phát hiện những bất thường.
Nếu bạn mắc phải một trong những bệnh lí như đã nêu ở trên, thì việc lắng nghe chỉ dẫn từ các bác sĩ sẽ giúp bạn có hướng điều trị thích hợp. Một khi những căn bệnh này được “dẹp bỏ” chắc chắn triệu chứng buồn ngủ vào buổi sáng sẽ chấm dứt.
Một số loại thuốc trị trầm cảm, hoặc thuốc điều trị các bệnh khác khiến bạn buồn ngủ nhiều, hãy thảo luận điều đó với bác sĩ để họ hướng dẫn bạn cách giảm liều lượng, sử dụng loại thuốc khác phù hợp hơn, hay chữa bệnh bằng liệu pháp tâm lý để hạn chế các tác dụng phụ không mong muốn của thuốc.
Nếu những thói quen trong cuộc sống hằng ngày là lý do gây ra những cơn buồn ngủ vào buổi sáng, bạn hãy tìm cách thay đổi nó. Nếu bạn chưa tìm được những lời khuyên phù hợp, bạn có thể xem những mẹo nhỏ hữu ích mà chúng tôi chia sẻ bên dưới đây để cải thiện.
Tiết lộ 6 mẹo giúp bạn vượt qua cơn buồn ngủ vào buổi sáng
1/ Đi ngủ và thức dậy đúng giờ
Hãy duy trì đều đặn một chu kì ngủ khoa học để tạo ra đồng hồ sinh học của bản thân, bạn sẽ không còn mệt mỏi với những cơn buồn ngủ ập đến vào buổi sáng.
Mặc dù lời khuyên này nghe có vẻ rất “truyền thống” vì đã được nhắc tới rất nhiều lần, ai ai cũng biết nên ngủ đúng giờ và ngủ đủ giấc. Tuy nhiên, có lẽ những công việc dang dở luôn cản trở và khiến chúng ta thực hiện thiếu nghiêm túc.
Dù có bận bịu với một đống bài vở hay công việc ngổn ngang, thì nên cố gắng ngủ sớm trước 11h. Thức quá khuya không những gây mệt mỏi vào sáng hôm sau mà còn gây ra nhiều tác hại khác.
Ngủ 7 – 9 tiếng mỗi đêm là quan trọng, nhưng hãy nhớ thực hiện nó vào mọi ngày trong tuần và không bắt đầu ngủ quá sớm hay quá muộn, không dậy trễ.
Nếu bạn đã quen với việc ngủ lúc 12h đêm, thì chắc chắn đi ngủ lúc 10h sẽ không hề dễ dàng. Có thể, thời gian đầu để thiết lập đồng hồ sinh học sẽ khiến bạn thấy khá khó khăn. Tuy nhiên, hãy thay đổi từ từ, sử dụng đồng hồ báo thức để ngủ và dậy đúng giờ ( lưu ý không đặt quá nhiều báo thức để nhắc bạn thức dậy mỗi sáng). Khi nhịp sinh học của bạn đã “đi vào trật tự”, thì có lẽ đồng hồ báo giờ sẽ chẳng còn cần thiết để nhắc nhở bạn khi nào đi ngủ hay khi nào nên thức dậy nữ.
2/ Cải thiện các thói quen ngủ có khoa học
Giấc ngủ ban đêm có liên quan chặt chẽ tới sự tỉnh táo vào sáng hôm sau của bạn. Nếu bạn có một giấc ngủ ngon, chắc chắn bạn sẽ có một ngày làm việc tràn đầy hứng khởi. Vì thế, hãy thử cải thiện giấc ngủ của mình với những tips sau đây:
- “Nói không” với rượu trước khi đi ngủ.
- Tắt các thiết bị điện tử, điện thoại, ti vi và những nguồn ánh sáng khác trước lúc ngủ.
- Đóng cửa, hạn chế tiếng ồn
- Chọn lựa giường ngủ và đồ ngủ phù hợp, tạo môi trường ngủ thư giãn
- Điều chỉnh nhiệt độ phòng phù hợp theo thời tiết từng mùa
- Không ăn quá nhiều, ăn khuya sát giờ đi ngủ
3/ Ăn sáng đầy đủ
Đừng bao giờ bỏ bữa sáng! Bởi đó chính là bữa quan trọng nhất trong ngày.
Để ngăn ngừa cơn buồn ngủ vào buổi sáng, thì bạn luôn nhớ đừng bao giờ bỏ bữa ăn sáng. Một bữa ăn sáng lành mạnh bao gồm các loại thực phẩm ít chất béo, giàu các protein và carbohydrate phức tạp như sữa, sữa chua, trứng, phô mai, bánh mì, trái cây, bột yến mạch, ngũ cốc, các loại hạt… sẽ giúp bạn tỉnh táo hơn nhiều đó!
4/ Một số mẹo hay giải quyết tạm thời
- Nghe nhạc vào buổi sáng
- Tắm vào buổi sáng, rửa mặt bằng nước lạnh
- Breaktime trong giờ làm việc bằng cách đi dạo 5 phút, vận động nhẹ nhàng, tán gẫu với đồng nghiệp
- Tìm kiếm các loại đồ uống giúp bạn tỉnh táo (cà phê, trà xanh, nước chanh, nước mát,….)
- Điều chỉnh tư thế ngồi tại nơi làm việc
5/ Thực hiện điều bạn đang cảm thấy hứng thú nhất
Nếu bạn làm điều gì đó trong sự hứng khởi, bạn thường quên mất sự mệt mỏi hay thời gian đang trôi. Được làm những gì bản thân yêu thích cũng chính là bí quyết giúp bạn xóa tan được cơn buồn ngủ đang bủa vây.
Nói như vậy không có nghĩa rằng, bạn đang làm việc nhưng bạn lại mơ mộng đến viễn cảnh được đi shopping cùng bạn bè, đang ngồi học bài mà lại thích được ra sân đá bóng.
Hãy chọn lựa những công việc gây thích thú một cách phù hợp. Bạn có rất nhiều cách để tiếp cận với nó.
Ví dụ trong các task công việc đầu ngày, hãy chọn ra một task bạn thích làm nhất, một nhiệm vụ bạn cảm thấy không quá khó khăn hoặc đơn giản là một task mới mẻ bạn chưa từng thực hiện trước đây để giải quyết đầu tiên.
Tương tự như vậy, với đống bài vở về nhà, phải học thuộc rất nhiều môn và giải quyết nhiều bài tập, chọn môn học “hấp dẫn” bạn nhất để bắt tay vào học bài.
Nếu áp dụng mẹo này một cách hợp lý, thì đương nhiên cơn buồn ngủ sẽ không có cớ để làm phiền tới bạn, mà bạn lại có được một ngày làm việc, học tập rất hiệu quả.
6/ Sử dụng Modafinil (Modalert 200mg)
Nếu như những tips ở trên không giúp ích gì cho bạn, hãy thử tham khảo gợi ý sau đây của chúng tôi.
Đó chính là MODAFINIL – viên thuốc dành cho những người cần tập trung, giữ tỉnh táo và sáng tạo trong thời gian dài.
Nếu bạn chỉ hiểu rằng MODAFINIL là một viên thuốc chống buồn ngủ đơn thuần thì bạn đã lầm. Nó là một loại NOOTROPIC – chất cải thiện khả năng hoạt động của hệ thần kinh trung ương bao gồm cả não bộ. Những loại được coi là Nootropics khi nó thỏa mãn 2 điều kiện đó là:
- Thứ nhất, sử dụng loại thuốc này có thể làm tăng khả năng tác động tích cực đến bộ não như tăng cường nhận thức, hỗ trợ thần kinh, giúp con người tập trung, sáng tạo, tăng thêm động lực làm việc.
- Thứ hai, người sử dụng không bị lệ thuộc hay nghiện khi dùng trong thời gian dài.
Bạn có thể giữ cho mình tỉnh táo và minh mẫn trong 6 – 8 tiếng đồng hồ với chỉ một viên Modalert 200mg.
Ngoài ra, có thể bạn chưa biết rằng Modafinil đã được Cục Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ cấp chứng nhận an toàn và giấy phép sử dụng cho các trường hợp bị rối loạn giấc ngủ như là: chứng ngủ rũ, tắc nghẽn đường thở khi ngủ
Nếu bạn cần thêm thông tin về đối tượng được phép sử dụng và hướng dẫn sử dụng Modafinil, bạn có thể đọc trong bài viết này
Đọc thêm những bài viết khác:
- Tại sao sau khi ăn no chúng ta lại thấy buồn ngủ?
- 6 phương pháp chống buồn ngủ khi làm việc mà không cần tới caffeine
Modarlet 200mg - Modafinil
❎ Modafinil là loại thuốc tăng khả năng hoạt động của não bộ hợp pháp được FDA chấp nhận, giúp não độ của bạn sắc bén hơn, giải quyết công việc, học tập tốt hơn phổ biến nhất trên thế giới.
❎ Công dụng tăng cường trí nhớ, sự tập trung, sự sáng tạo, động lực làm việc, tăng cường khả năng ra quyết định hoặc khả năng điều hành ở những người dùng khỏe mạnh. Thuốc cũng giúp loại bỏ mệt mỏi tinh thần trong vài giờ.
❎ Modalert của Sun Pharma là Modafinil được tìm kiếm nhiều nhất, giá cả phải chăng nhất và chất lượng cao nhất trên thị trường.
Hiện hay, trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm hàng giả hàng nhái Modafinil và Armodafinil, để phân biệt sản phẩm chính hãng bạn BẤM VÀO ĐÂY