Lý giải nguyên nhân tại sao chúng ta buồn ngủ sau khi ăn

Tục ngữ có câu “căng da bụng, trùng da mắt”, nghĩa là cứ ăn no lại buồn ngủ. Vậy có bao giờ bạn tự hỏi, tại sao chúng ta luôn cảm thấy buồn ngủ mỗi khi ăn no xong. Liệu có cần lo lắng về hiện tượng này? Nếu bạn đang có thắc mắc như vậy, thì đừng bỏ qua bài viết dưới đây nhé.

Lý giải nguyên nhân tại sao chúng ta buồn ngủ sau khi ăn 1

Vì sao buồn ngủ sau khi ăn?

Để lý giải cho hiện tượng này, chúng ta cần phải hiểu được cách não bộ hoạt động sau khi thức ăn được nạp vào cơ thể.

Cơ thể con người cần có năng lượng để “làm việc” mỗi ngày và nguồn năng lượng này được tạo ra chủ yếu thông qua những gì chúng ta ăn uống. Não bộ điều khiển hoạt động của hệ tiêu hóa, vì thế các chất dinh dưỡng trong thức ăn sẽ  được chuyển hoá thành glucose và tiếp tục chuyển hóa thành năng lượng.

Sau khi ăn, cơ thể sẽ tiết ra các hormone như amylin, glucagon và cholecystokinin. Những hormone này làm tăng lượng đường trong máu, tạo cảm giác no và sản xuất insulin sẽ được truyền qua các mô tế bào và cung cấp năng lượng cho chúng. Đồng thời, não giải phóng serotonin gây buồn ngủ.

Hơn nữa, thực phẩm cũng ảnh hưởng đến việc sản xuất melatonin trong não. Đây là hormone chịu trách nhiệm cho cảm giác buồn ngủ sau bữa ăn. Melatonin được tạo ra bằng cách chuyển đổi axit amin tryptophan thành serotonin, sau đó biến thành melatonin.

Các nhà khoa học cho biết rằng, nồng độ hormone serotonin trong não tăng lên đột ngột chính là nguyên nhân gây buồn ngủ sau khi ăn. Serotonin là một chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò trong việc điều chỉnh cảm xúc và chu kì giấc ngủ của con người.

Cùng với đó, tryptophan là thành phần có mặt trong rất nhiều loại thực phẩm giàu protein, nhất là các loại rau củ. Thành phần này chính là nhân tố thúc đẩy cơ thể sản xuất serotonin. Đồng thời, Carbonhydrate (có trong những đồ ăn nhiều tinh bột) giúp cơ thể hấp thụ tryptophan.

Vì những lý do này, nếu bạn thưởng thức một bữa ăn có nhiều protein và carbohydrate thì chắc chắn cảm giác buồn ngủ sẽ đến nhanh thôi.

Kết luận: Buồn ngủ sau khi ăn là một hiện tượng sinh lý bình thường của cơ thể. Tất nhiên, nó không khiến bạn gặp bất kì vấn đề rắc rối nào đối với sức khỏe. Vì thế không có gì phải lo lắng cả.

Nguyên nhân khác kích thích tình trạng buồn ngủ sau ăn

Buồn ngủ sau ăn do chế độ ăn uống nhiều tryptophan và carbs

Như đã nói ở trên, việc tiêu thụ các loại thực phẩm nhiều protein và carbohydrate sẽ khiến bạn nhanh cảm thấy buồn ngủ hơn khi ăn các loại thực phẩm khác.

Serotonin là chất dẫn truyền thần kinh đóng vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh tâm trạng và chu kỳ giấc ngủ.

Một loại axit amin gọi là tryptophan, có mặt trong nhiều loại thực phẩm giàu protein, giúp cơ thể sản xuất serotonin. Carbonhydrate giúp cơ thể hấp thụ tryptophan.

Vì những lý do này, nếu chúng ta ăn một bữa ăn giàu cả protein và carbohydrate thì chắc chắn chúng ta sẽ làm cho cảm giác buồn ngủ đến sớm hơn.

Buồn ngủ sau ăn do chế độ ăn uống nhiều tryptophan và carbs 1

Tryptophan tồn tại trong thực phẩm giàu protein như là:

  • Thị gia cầm
  • Cá hồi
  • Trứng
  • Rau chân vịt
  • Ngũ cốc
  • Sữa
  • Đậu nành
  • Phô mai

Thực phẩm có chứa hàm lượng carbohydrate cao bao gồm:

  • Cơm
  • Mỳ, miến, bún, phở
  • Bánh mì
  • Bắp ngô
  • Sữa
  • Yến mạch
  • Củ cải đường
  • Khoai lang…

Ngoài ra, nếu bạn uống rượu trong bữa ăn, bạn cũng sẽ dễ cảm thấy buồn ngủ hơn bình thường đấy.

Buồn ngủ sau khi ăn do ăn nhiều

Hầu hết chúng ta đều dễ dàng “trải nghiệm” cơn buồn ngủ sau một bữa ăn no nê. Những bữa ăn lớn làm cho lượng insulin trong máu tăng lên. Trong khi đó, insulin lại làm tăng nồng độ của các hormone serotonin và melatonin phủ sóng toàn bộ não của bạn – hai chất này chính là nguyên nhân gây cho bạn cảm giác buồn ngủ.

Thói quen ngủ

Không có gì ngạc nhiên khi một giấc ngủ kém chất lượng cũng có thể ảnh hưởng đến cảm giác của bạn sau bữa ăn. Nếu bạn thư giãn và no, cơ thể bạn có thể cảm thấy muốn nghỉ ngơi hơn, đặc biệt là nếu bạn không ngủ đủ giấc vào đêm hôm trước.

Trên thực tế, nếu như bạn có một đêm mất ngủ hoặc ít ngủ thì lượng adenosine trong não sẽ tích lũy ngày càng nhiều. Lượng adenosine đạt đỉnh điểm vào thời điểm trước lúc bạn đi ngủ, nó cũng cao hơn vào buổi chiều so với buổi sáng. Chính vì thế nên sau bữa trưa người ta thường có cảm giác buồn ngủ hơn những thời điểm khác, nhất là khoảng thời gian từ 1 đến 3h chiều.

Hoạt động thể chất

Hoạt động thể chất 1

Chúng ta thường dễ cảm thấy mệt mỏi và buồn ngủ hơn sau khi ăn nếu như chúng ta “lười vận động”. Ít hoạt động thể chất sẽ khiến cơ thể rơi vào tình trạng dự trữ năng lượng, bạn ngày bạn sẽ kém tỉnh táo hơn. Nhiều nghiên cứu chứng tỏ rằng, thể dục thể thao đều đặn giúp tăng năng lượng, giảm mệt mỏi, đầu óc bớt trì trệ.

Tình trạng sức khỏe của bạn

Nếu bạn cảm thấy buồn ngủ thường xuyên, mọi lúc, mà không phải chỉ sau những bữa ăn thì rất có thể bạn đang gặp một vấn đề sức khỏe tiềm ẩn nào đó. Sau đây là những bệnh lí có thể là nguyên nhân khiến bạn luôn thấy buồn ngủ:

Nếu bạn nghi ngờ rằng bản thân có thể gặp phải một trong những vấn đề nêu trên, hãy tới bệnh viện khám để nhận được những tư vấn phù hợp nhất giúp cải thiện tình trạng của mình.

Làm sao để tránh hiện tượng buồn ngủ sau khi ăn?

Buồn ngủ sau khi ăn là vấn đề sinh lí bình thường với cơ thể, do đó nếu bạn có điều kiện để trải qua một giấc ngủ ngắn ví dụ như nghỉ trưa tại nơi làm việc thì hãy cứ “tận hưởng” giấc ngủ này mà không có gì phải lo lắng.

Tuy nhiên, đừng ngủ ngay lập tức sau khi ăn no, vì lượng thức ăn tồn đọng trong dạ dày sẽ đẩy cơ hoành lên và chèn ép hoạt động của tim, điều này rất nguy hiểm nhất là với người già. Không những vậy, ngủ ngay sau khi ăn sẽ khiến cho bạn rơi vào tình trạng ngủ chập chờn, không sâu giấc, bụng căng chướng sau khi thức dậy gây ra cảm giác rất khó chịu ảnh hưởng tới công việc.

Thế nên, hãy cố gắng ngồi lại hoặc di chuyển nhẹ nhàng trong vòng 20 – 30 phút trước khi ngủ để giúp cho dạ dày nhào lộn thức ăn và đẩy xuống ruột non dễ dàng, khi đó giấc ngủ của bạn sẽ trở nên thoải mái và nhẹ nhàng hơn.

Ngược lại, nếu bạn cần sự tỉnh táo sau khi ăn để tiếp tục công việc, thì bạn nên chú ý tới những lời khuyên sau đây:

Đừng bao giờ bỏ bữa quan trọng nhất trong ngày là bữa sáng

Sau một đêm dài với dạ dày trống rỗng thì bữa sáng chính là sự bù đắp quan trọng giúp bạn có đủ năng lượng để tiếp tục làm việc. Một bữa sáng vừa phải với những thực phẩm lành mạnh như trứng, bánh mì, ngũ cốc, trái cây sẽ giúp chúng ta hạn chế việc ăn một bữa thật lớn vào buổi trưa. Từ đó, cơ thể sẽ giảm bớt ham muốn với những đồ ăn béo ngậy kém lành mạnh mà lại có thể làm sa sút tinh thần ngay sau đó.

Chia nhỏ bữa ăn, ăn ít và ăn nhiều bữa trong ngày

Chia nhỏ bữa ăn, ăn ít và ăn nhiều bữa trong ngày 1

Thay vì ăn 3 bữa lớn, hãy ăn các bữa nhẹ nhàng để duy trì năng lượng đều đặn. Những khẩu phần ăn vừa phải sẽ tránh cho dạ dày phải “lao động” quá tải. Nếu bạn ăn quá nhiều, thì hệ tiêu hóa cũng như não bộ cần nhiều thời gian và công sức hơn để tiêu hóa hết lượng thức ăn đó. Lúc này, máu sẽ dồn về dạ dày để chuyển hóa và hấp thu chất dinh dưỡng. Lượng oxy trong não giảm đáng kể, khiến các phần khác của cơ thể mệt mỏi theo dẫn đến tình trạng buồn ngủ sau khi ăn.

Chú ý đến gì bạn ăn

Thực phẩm nhiều tinh bột chính là nguồn gốc khiến lượng insulin trong máu gia tăng đột biến – nguyên nhân của cơn buồn ngủ sau khi ăn. Những loại thực phẩm này có thể giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung năng lượng nhưng chúng lại không đảm bảo đủ những dinh dưỡng quan trọng và cần thiết cho cơ thể. Các loại thức ăn nhanh nhiều chất béo, gia vị và tinh bột được coi là những thực phẩm kém lành mạnh hàng đầu.

Do đó, nếu muốn giữ tỉnh táo và cải thiện trạng thái tập trung sau khi ăn hãy hạn chế thực phẩm nhiều đường bột. Nên chọn các loại thực phẩm ít đường bột và chất béo như rau, củ, quả, đậu, đậu nành hoặc ngũ cốc.

Cần có một giấc ngủ tốt vào ban đêm

Nếu muốn hạn chế những cơn buồn ngủ ghé thăm vào ban ngày thì tốt hơn hết là bạn nên ngủ một giấc ngủ thật chất lượng vào ban đêm. Thời lượng giấc ngủ lý tưởng là từ 7 – 9 tiếng, không thức khuya và ăn no vào đêm hôm trước.

Đi dạo

Tập thể dục nhẹ vào ban ngày, đặc biệt là đi bộ nhẹ nhàng sau bữa ăn có thể giúp chúng ta giảm bớt mệt mỏi và buồn ngủ.

Ánh sáng

Melatonin là loại hormone điều khiển cơn buồn ngủ của con người. Trong điều kiện, môi trường xung quanh có nhiều ánh sáng thì loại hormone này sẽ được sản xuất liên tục và kích thích não bộ tỉnh giấc giúp con người thấy tỉnh táo. Ngược lại, trong điều kiện thiếu ánh sáng đặc biệt là ban đêm, thì loại hormone này lại ngưng tiết ra khiến cơ thể nhanh chóng thấy buồn ngủ, muốn nghỉ ngơi.

Vì thế, nếu muốn thoát khỏi tình trạng buồn ngủ sau khi ăn thì đừng kéo rèm và tắt điện, bạn nên ra ngoài ngắm cảnh để đầu óc được cảm thấy sảng khoái tỉnh táo.

Ánh sáng 1

Tránh uống rượu trong bữa ăn

Rượu có thể khiến mọi người cảm thấy mệt mỏi hơn, điều này hoàn toàn là có thật.

Khi uống rượu, lượng insulin trong máu hạ thấp, cơ thể bắt đầu rơi vào trạng thái run rẩy, hoa mắt, chóng mặt, kém tỉnh táo và buồn ngủ.

Lý giải cho điều này đó là một hoạt chất mang tên ethanol có trong rượu. Khi rượu đi vào đường ruột, các phần tử ethanol bắt đầu ngấm sâu vào máu, di chuyển đến tim và não, tại đây, hoạt chất này có thể ức chế hệ thống thần kinh trung ương.

Khi ở trong não, ethanol giải phóng các dopamine gây cảm giác dễ chịu và liên kết với các cơ quan thụ cảm thần kinh.

Trong số các cơ quan thụ cảm này, ethanol sẽ đặc biệt liên kết với glutamate, một chất dẫn truyền thần kinh thường kích thích các tế bào thần kinh. Ethanol không cho phép glutamate hoạt động và điều này làm cho não chậm đáp ứng với các kích thích.

Ethanol cũng liên kết với axit gamma aminobutyric (GABA). Không giống như sự liên kết với glutamate, ethanol kích hoạt các thụ thể GABA. Các thụ thể này làm cho chúng ta cảm thấy buồn ngủ, các chức năng của não hoạt động chậm đi.

Chính vì dễ gây buồn ngủ, nêu nhiều người thường uống rượu trong bữa ăn để nhanh đi vào giấc ngủ hơn. Tuy vậy, điều này chỉ là lợi bất cập hại, vì tác dụng của rượu có thể làm xáo trộn giấc ngủ. Người uống rượu thường mộng mị nhiều, ngủ chập chờn, hay thức giấc giữa chừng. Sau khi thức dậy, cơ thể thường rơi vào trạng thái trì trệ, làm việc kém hiệu quả.

Do đó, để có một trí óc minh mẫn và tỉnh táo, tuyệt đối tránh xa rượu trong mọi tình huống bạn nhé.

Sử dụng Modalert hoặc Waklert

Bạn cân nhắc sử dụng Modalert 200mg hoặc Waklert 150mg – Loại thuốc tăng cường sự tập trung của trí não vào một công việc nhất định

Thuốc khá an toàn khi dùng ở liều quy định và đã được rất nhiều sinh viên cũng như người đi làm sử dụng với mục đích giúp họ học tập và làm việc hiệu quả hơn.

Sử dụng Modalert hoặc Waklert 1

Bạn có thể tìm hiểu thêm về sản phẩm Modalert 200mg hoặc Waklert 150mg

Vậy là chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu lý do “Vì sao buồn ngủ sau khi ăn?” và một số cách rất đơn giản giúp các bạn có thể tránh được tình trạng buồn ngủ sau khi ăn. Hy vọng sau bài viết các bạn sẽ luôn tỉnh táo để tận hưởng cuộc sống một cách trọn vẹn nhất.

Lời khuyên:

Nếu cảm giác buồn ngủ luôn đeo bám bạn bất cứ lúc nào, thì đây có thể là lời cảnh báo cho một vấn đề xấu về sức khỏe của bạn. Vì thế, hãy tới bệnh viện để kiểm tra tình trạng của mình, bác sĩ sẽ cho bạn lời khuyên đúng đắn nhất.


Xem thêm bài viết hay:

Viết bình luận

Modarlet 200mg - Modafinil

Modafinil loại thuốc tăng khả năng hoạt động của não bộ hợp pháp được FDA chấp nhận, giúp não độ của bạn sắc bén hơn, giải quyết công việc, học tập tốt hơn phổ biến nhất trên thế giới.

❎ Công dụng tăng cường trí nhớ, sự tập trung, sự sáng tạo, động lực làm việc, tăng cường khả năng ra quyết định hoặc khả năng điều hành ở những người dùng khỏe mạnh. Thuốc cũng giúp loại bỏ mệt mỏi tinh thần trong vài giờ.

❎ Modalert của Sun Pharma là Modafinil được tìm kiếm nhiều nhất, giá cả phải chăng nhất và chất lượng cao nhất trên thị trường.

Hiện hay, trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm hàng giả hàng nhái Modafinil và Armodafinil, để phân biệt sản phẩm chính hãng bạn BẤM VÀO ĐÂY

Đặt mua sản phẩm

Bạn vui lòng nhập đầy đủ thông tin để đặt mua sản phẩm của chúng tôi!

Có thể bạn quan tâm: , ,
1
Mình có thể tư vấn gì cho bạn không?