Hội chứng chân không yên – mọi điều bạn nên biết

Hội chứng chân không yên hay hội chứng bồn chồn chân tay (Restless Legs Syndrome, viết tắt là RLS) nói đến một cảm giác khó chịu ở chân (ít khi xảy ra ở tay) rất khó diễn tả. Nó thôi thúc người ta muốn vận động, cựa quậy đôi chân để cảm thấy thoải mái hơn, khi ngồi hoặc nằm lâu tại một vị trí.

Hội chứng chân không yên - mọi điều bạn nên biết 1

Đây là chứng rối loạn vận động được mô tả lần đầu tiên bởi một vị bác sĩ người Thụy Điển tên là Karl – Axel Ekbom.

Hội chứng này có thể ảnh hưởng tới tất cả mọi người, bất kể tuổi tác hay giới tính (chiếm khoảng 8 – 10% dân số người da trắng, và khoảng 5% người Châu Á). Tuy nhiên, đối tượng thường chịu ảnh hưởng nhiều nhất lại là phụ nữ, triệu chứng của bệnh có xu hướng trầm trọng hơn khi về già.

Hiện nay, không có phương pháp nào có thể giúp chữa khỏi hoàn toàn căn bệnh này. Người ta chỉ có thể cố gắng can thiệp để cải thiện tối đa các triệu chứng mà người bệnh gặp phải.

Mô tả triệu chứng

Các triệu chứng của bệnh thường xảy ra ở phần 2 chi dưới (hai bắp chân, bàn chân), ngoài ra nó cũng có thể xuất hiện ở cánh tay. Sau đây là các triệu chứng mà một người bị bệnh chân không yên có thể gặp phải:

  • Cảm giác tê rân rân, châm chích hoặc nóng ran bàn chân
  • Chuột rút
  • Cảm giác như có kiến bò quanh chân hay có con vật gì đó đang gặm nhấm chân
  • Căng cơ, giật cơ
  • Đau nhức chân

Nói chung, một người có thể gặp một vài hoặc tất cả các triệu chứng nói trên, thậm chí là có những biểu hiện chưa được mô tả. Nhưng chung quy các triệu chứng này đều khiến đôi chân mang cảm giác “căng thẳng”, nó thôi thúc người bệnh muốn thay đổi tư thế, lay động đôi chân. Các triệu chứng ít xuất hiện vào ban ngày, nó có xu hướng phát tác vào ban đêm. Do đó, người bệnh thường bị mất ngủ vào ban đêm và mệt mỏi, ủ rũ vào ban ngày.

Nhiều người khi ngủ có cảm giác đôi chân bị co giật đột ngột như đang ngã hụt, thì đây cũng là biểu hiện của chứng chân không yên. Đó là một cử động không tự nguyện (đôi khi bạn không hề biết mình có hành động này). Hành động co giật đôi chân có thể xảy ra nhiều lần trong đêm. Ở những người mắc bệnh nặng, chuyển động co giật không tự nguyện giống như chân đang đá vào một vật thể nào đó cũng có thể xảy ra khi họ đang hoàn toàn tỉnh táo.

Mặc dù vậy, nhiều người không hề coi đây là dấu hiệu của một bệnh. Đơn giản, họ chỉ cho rằng đây là biểu hiện bình thường khi cơ thể mệt mỏi chẳng hạn nên không điều trị kịp thời.

Nguyên nhân dẫn tới hội chứng chân không yên là gì?

Chứng chân không yên xuất hiện được có liên quan tới nhiều yếu tố. Một số trường hợp, không thể tìm được nguyên nhân chính xác là gì.

Cơ thể thiếu sắt: Cơ thể bị thiếu máu, thiếu sắt có thể gây ra hoặc làm trầm trọng thêm hội chứng chân không yên. Nếu một người có tiền sử chảy máu dạ dày hay ruột, kinh nguyệt nhiều hoặc nhiều lần hiến máu, có thể có thiếu sắt. Bệnh nhân bị suy thận cũng thường bị thiếu máu. Khi chức năng thận suy giảm, lượng máu cũng có thể giảm theo, làm các triệu chứng chân không yên phát triển.

Do sự mất cân bằng hóa chất trong não: Sự rối loạn của một chất dẫn truyền thần kinh có tên là Dopamin có thể gây ra các tín hiệu sai lệch với cơ bắp, khiến chúng phản xạ và cử động không theo bình thường.

Tính di truyền: Hội chứng này có thể di truyền cho các thế hệ sau trong một gia đình. Đây được gọi là chứng chân không yên nguyên phát, nếu cha mẹ hoặc ông bà bị bệnh thì con cháu cũng có nguy cơ mắc phải.Hầu hết các trường hợp không rõ nguyên nhân, tuy nhiên vai trò của gene cũng đã được đề cập ở đây. Gần một nửa số bệnh nhân bị HCCKY có người thân cũng mắc hội chứng này.

Mang thai: Khi mang thai, nội tiết tố trong cơ thể thay đổi chóng mặt, đó là lý do vì sao phụ nữ bị hội chứng chân không yên tạm thời, đặc biệt là trong tam cá nguyệt thứ 3 của thai kì. Mặc dù vậy, những triệu chứng này sẽ nhanh chóng qua đi sau khi họ có em bé.

Do bệnh mãn tính: một số bệnh lí mãn tính, phát triển lâu năm có thể làm tổn thương các dây thần kinh ngoại biên gây ra chứng chân không yên, mặc dù những nguyên nhân này khá ít gặp, chẳng hạn như là bệnh tiểu đường, bệnh lí xương khớp, đau dạ dày, parkinson, bệnh dây thần kinh,….

Do tác dụng phụ của một số loại thuốc như là thuốc trị trầm cảm, thuốc chữa cảm cúm, thuốc chống nôn,…

Ngoài ra, nghiện rượu hoặc uống nhiều rượu cũng có thể làm tăng mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng.

Liệu hội chứng này có nguy hiểm?

Mặc dù hội chứng này không phải bệnh lí nguy hiểm tính mạng, nhưng nó ảnh hưởng rất nhiều tới chất lượng cuộc sống của người bệnh nhất là trong vấn đề giấc ngủ và tâm lý.

Chứng chân không yên khiến cho người bệnh khó đi vào giấc ngủ, hay tỉnh giấc giữa đêm. Nên khi sáng ra, cơ thể thường mệt mỏi, thiếu năng lượng, cảm giác buồn ngủ có thể đeo đẳng cả ngày. Sẽ rất nguy hiểm nếu như người bệnh buồn ngủ quá mức trong lúc đang làm việc trên cao hay lái xe giữa đường. Không những vậy, tâm trạng tồi tệ vào ban ngày sẽ ảnh hưởng tới chất lượng công việc, khiến khả năng tập trung và ra quyết định kém.

Làm sao để chẩn đoán chứng chân không yên?

Bình thường, bác sĩ sẽ thực hiện quá trình hỏi bệnh để lắng nghe chi tiết từng triệu chứng mà bệnh nhân gặp phải. Những mô tả này sẽ giúp chẩn đoán ở bước đầu về hội chứng chân không yên. Theo Hội hội chứng chân không yên quốc tế, một người được chẩn đoán mắc chứng bệnh này khi có đủ 4 điều kiện sau:

  • Khi có cảm giác thôi thúc mạnh mẽ muốn được di chuyển chân, khi xuất hiện các triệu chứng như mô tả ở phần trên.
  • Triệu chứng của bệnh càng nghiêm trọng hơn khi nằm xuống hoặc nghỉ ngơi, ngồi lâu tại một vị trí, như là đi xem phim trong rạp chẳng hạn.
  • Triệu chứng giảm bớt hoặc ngưng tạm thời nếu như vận động đôi chân.
  • Triệu chứng tồi tệ hơn vào ban đêm.

Để chẩn đoán chính xác hơn, bệnh nhân có thể phải ngủ lại một đêm tại trung tâm y tế để theo dõi các cử động khi họ ngủ (Periodic leg movements of sleep – PLMS). Các chuyên gia y tế sẽ đặt điện cực ghi ở cơ chày trước của hai chân, ghi cử động cơ khi bệnh nhân ngủ. Cử động này có thể xảy ra ở ngón cái, cả bàn chân hay toàn bộ chân của bệnh nhân. Thông thường 80 – 90% kết quả của những bệnh nhân mắc hội chứng này sẽ có những cử động chân theo chu kỳ giấc ngủ.

Ngoài ra, xét nghiệm máu hoặc cơ hay thần kinh học cũng cần thiết để giúp loại trừ các nguyên nhân khác gây ra triệu chứng tương tự với hội chứng chân không yên.

Chứng chân không yên điều trị thế nào?

Triệu chứng của hội chứng chân không yên có thể xuất hiện hay biến mất vào các thời điểm khác nhau. Tuy nhiên, chúng cũng có thể diễn tiến nhiều năm và cần điều trị bằng thuốc trong thời gian dài để kìm hãm. Điều này đặc biệt đúng với những bệnh nhân mắc bệnh do tính chất di truyền.

Việc xác định phác đồ điều trị cần căn cứ vào các triệu chứng, nguyên nhân của bệnh, cũng như tình trạng sức khỏe hiện tại của bệnh nhân.

Chẳng hạn, trong trường hợp bệnh xuất hiện nghi ngờ là do cơ thể bị thiếu sắt, thì cần xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác. Nếu cơ thể đang thiếu máu, thiếu sắt thì phải thực hiện các biện pháp để bổ sung sắt phù hợp thông qua viên uống tổng hợp hay cải thiện chế độ dinh dưỡng.

Sau đây là thông tin một số loại thuốc thường dùng trong điều trị hội chứng chân không yên:

Ropinirole (Requip) và Pramipexole (Mirapex): đây là loại thuốc phổ biến trong điều trị cho bệnh nhân Parkinson, thuốc có tác dụng giảm mức độ chuyển động chân bằng cách tác động tới nồng độ hormone Dopamin trong não bộ. Những loại thuốc này đều được FDA chấp thuận cấp phép cho điều trị chứng chân không yên.

Levodopa và carbidopa (Sinemet): là hai loại thuốc điều trị chứng chân không yên ở những bệnh nhân không có nguy cơ phát triển bệnh Parkinson. Thuốc có thể gây ra một vài tác dụng phụ nhẹ như là chóng mặt, buồn nôn, mệt mỏi.

Opioid (Roxicodone, Percocet, Roxicet, Lortab, Vicodin): Thuốc có khả năng giảm nhẹ các triệu chứng ở mức nặng, nhưng có thể gây phụ thuộc vào thuốc (nghiện) nếu sử dụng liều quá cao.. Thuốc ma tuý có thể làm giảm nhẹ các triệu chứng nghiêm trọng, nhưng chúng có thể gây nghiện nếu dùng liều quá cao.

Benzodiazepines: một loại thuốc tương tự như thuốc ngủ, có tác dụng an thần giúp bệnh nhân duy trì giấc ngủ liền mạch. Thông thường, thuốc an thần được sử dụng cho hội chứng chân không yên bao gồm clonazepam (KLONOPIN), triazolam (Halcion), eszopiclone (Lunesta), ramelteon (Rozerem), temazepam (Restoril), zaleplon (Sonata) và zolpidem (Ambien).

Gabapentin (Neurontin): thuốc cho bệnh nhân động kinh mắc chứng chân không yên.

Lưu ý:

Một điều bạn luôn cần ghi nhớ đó là sử dụng thuốc đúng theo hướng dẫn của bác sĩ, nhất là về liều lượng và thời gian uống thuốc. Hoạt tính của một số loại thuốc có thể bị giảm khi uống sai giờ.

Phụ nữ mang thai là đối tượng nhạy cảm cao, mặc dù họ có nguy cơ mắc phải hội chứng này tạm thời trong thai kỳ. Do đó, để cải thiện triệu trứng thì thông thường sẽ không sử dụng thuốc mà cần thực hiện các kỹ thuật chăm sóc bản thân, thay đổi thói quen sống để giảm triệu chứng. Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, một số trường hợp có thể vẫn được bác sĩ chấp thuận sử dụng thuốc giảm đau.

Đối với một số người, hội chứng này có thể tồn tại cả đời, mặc dù nó không diễn biến liền mạch. Do đó, ngoài việc phụ thuộc vào thuốc, bạn cần có chiến lược đối phó với bệnh lâu dài. Sau đây là một số điều bạn nên làm để giảm bớt mức độ trầm trọng của triệu chứng:

Viết bình luận

Modarlet 200mg - Modafinil

Modafinil loại thuốc tăng khả năng hoạt động của não bộ hợp pháp được FDA chấp nhận, giúp não độ của bạn sắc bén hơn, giải quyết công việc, học tập tốt hơn phổ biến nhất trên thế giới.

❎ Công dụng tăng cường trí nhớ, sự tập trung, sự sáng tạo, động lực làm việc, tăng cường khả năng ra quyết định hoặc khả năng điều hành ở những người dùng khỏe mạnh. Thuốc cũng giúp loại bỏ mệt mỏi tinh thần trong vài giờ.

❎ Modalert của Sun Pharma là Modafinil được tìm kiếm nhiều nhất, giá cả phải chăng nhất và chất lượng cao nhất trên thị trường.

Hiện hay, trên thị trường đã xuất hiện các sản phẩm hàng giả hàng nhái Modafinil và Armodafinil, để phân biệt sản phẩm chính hãng bạn BẤM VÀO ĐÂY

Đặt mua sản phẩm

Bạn vui lòng nhập đầy đủ thông tin để đặt mua sản phẩm của chúng tôi!

1
Mình có thể tư vấn gì cho bạn không?